Nếu biết trước ngày hôm nay sẽ thế này, cố sẽ đi xem boi để biết rằng người-1 nửa của mình có phù hợp với mình hay không? Liệu có hợp cả công danh và tiền tài hay không?.. Và có lẽ cô sẽ không lấy phải anh chồng thích dựa vào vợ.
Lại 1 năm chồng không là trụ cột, cô đã xem tu vi 2015 và thấy rằng chồng mình căn bản là người thích ra oai nhưng lại lười nhác. Vì bản mệnh 2 người lấy nhau chỉ hợp tình duyên không hợp tài chính tài lộc nên mọi cái khổ anh gánh cho cô. Hôm qua vợ và chồng lại “chiến tranh”. Khởi đầu cũng là từ 1 chuyện
bé bé thôi, vợ đang đánh vật với con quấy khóc, không rảnh tay nên nhờ
chồng đặt hộ nồi cháo cho con. Chồng năm lần bảy lượt ậm ừ nhưng mắt thì
vẫn dán vào điện thoại chơi game. Cả ngày đi làm về mệt mỏi, người lại
hâm hấp sốt, vợ bực mình, cằn nhằn chồng vài câu, đại ý là cái gì cũng
đến tay vợ. Chồng bình thản nghe vợ nói chán chê xong, rồi hồn nhiên trả
lời: “Dựa vào vợ có gì mà xấu hổ!”. Sẵn bí bách trong người, vợ đã không làm chủ được nữa, thực sự nổi khùng lên sau khi chồng phát ngôn ra câu nói đó.
Lang thang xem tu vi tron doi của bản thân, cô nhận ra mình sẽ làm chồng suốt đời. Thực sự vậy vợ
chồng mình cưới nhau tính đến nay cũng được 4 năm, con gái đã gần 2
tuổi rồi. Và câu cửa miệng của chồng hình như chính là câu: “Dựa vào vợ có gì mà xấu hổ!”. Đó là những khi những người quen của chúng mình trêu chồng: “Thằng này số sướng nhé, toàn được vợ ‘bao’!”.
Họ nói thế vì thấy nhà mình chỉ vợ đi làm, còn chồng ở nhà sáng sáng
café, chiều chiều lại trà đá, đến bữa thì về nấu cơm cho vợ! Chồng cũng
chẳng chút suy nghĩ hay chạnh lòng mà cười tươi trả lời: “Dựa vào vợ chứ dựa vào ai mà xấu hổ, vợ chồng tuy 2 mà 1 mà!”.
Những khi vợ khuyên nhủ, ngọt nhạt với chồng rằng hãy tìm cách xoay xở
đi, chứ một mình vợ sợ không lo được, con thì ngày một lớn, chồng cũng
đều phẩy tay: “Anh chẳng thấy có vấn đề gì khi dựa vào vợ cả! Thời buổi này nam nữ bình đẳng rồi, ai làm trụ cột cũng được!”.
Hồi
yêu nhau, vợ thấy chồng có kẻ hơi kém ga lăng, ví như thấy vợ mang vác
đồ nặng nhưng chồng cũng coi như không biết, tận đến khi vợ mở lời nhờ
vả chồng thì chồng mới giúp. Vợ có đôi lần phàn nàn nhưng đều bị những
lí lẽ xác đáng của chồng đánh gục: “Anh
không được ga lăng, tâm lí như người ta, nhưng em mở lời nhờ là anh
chắc chắn giúp, em gọi là anh có mặt, không bao giờ chối từ…”.
Nhưng đó cái vế 2 chồng còn nghiêm túc thực hiện, chứ kết hôn xong, vợ
nhiều khi nhờ gãy cả lưỡi chồng vẫn cứ chối đây đẩy đấy thôi!
Từ
đó tới nay chồng vẫn chưa hề đi làm lại ở một chỗ nào khác, đến những
động thái tìm việc, nộp hồ sơ chồng cũng chẳng mặn mà (Ảnh minh họa).
Chồng đi chơi về quăng xe ngoài cổng, chạy phắt lên phòng đắp chăn ngủ. Giận chồng lắm nhưng vợ vẫn nhẹ nhàng hỏi: “Anh không dắt luôn vào, lại để em dắt à?”. “Ừ, em dắt đi. Anh nhờ vợ anh chứ nhờ ai mà ngại!”.
Chẳng lẽ vợ lại trơ mắt nhìn xe ngoài đó, cũng thản nhiên đi ngủ như
chồng. Nhà mình cũng chẳng dư dả kinh tế đến mức vợ dám mang giá trị 1
chiếc xe máy ra để thi gan với chồng, vì để ngoài cổng qua đêm thì thể
nào sáng mai dậy cũng không cánh mà bay.
Còn
nhiều lắm, nhiều lắm những chuyện nhỏ nhặt như thế nữa. Vợ nói ra sẽ lại
mang tiếng tị nạnh với chồng những chuyện con con, nhưng còn chuyện
kinh tế gia đình thì sao, chắc sẽ không bị liệt vào hàng những chuyện
tủn mủn chứ? Cưới nhau được nửa năm, chồng nghỉ việc ở công ty với lí do
không thể hòa hợp với sếp. Vợ cũng vui vẻ, vì vợ cũng là người đi làm,
vợ hiểu đúng là có những môi trường mình không thể thích nghi được.
Nhưng từ đó tới nay chồng vẫn chưa hề đi làm lại ở một chỗ nào khác, đến
những động thái tìm việc, nộp hồ sơ chồng cũng chẳng mặn mà. Vợ giục
giã thì chồng luôn ca điệp khúc: “Từ từ đã nào, đi đâu mà vội!”.
Vợ có bầu, chồng hớn hở: “Từ giờ để anh đưa đón em đi làm, em bụng to đi lại rất chi là bất tiện và nguy hiểm!”.
Và thế là từ đó chồng có cớ để trì hoãn tìm việc. Khi vợ sinh con thì
chồng xí luôn phần ở nhà chăm con, thản nhiên để mình vợ đi làm kiếm
tiền nuôi con, nuôi mình, lo tất cả các khoản chi tiêu trong nhà. Còn
chồng ở nhà thay bỉm cho con, cho con ăn 2 bữa cháo, 2 bữa sữa, 2 bữa
ngủ một ngày. Vợ sao yên tâm để ông bố vụng là chồng ở nhà chăm con 1
mình nên lại nhờ bác gái đã nghỉ hưu gần nhà qua lại thấp thoáng giúp.
Ấy thế mà chồng vẫn để vợ 6 giờ tối đi làm về lại hì hục cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp, bởi “công anh ở nhà chăm con rồi nên đó là việc của em”. Vợ mệt, hỏi sao anh ở nhà mà không đỡ đần em việc nhà, em còn phải đi làm mà, thì chồng hồn nhiên: “Anh không làm thì em cũng làm được mà, sao phải đỡ đần!”. Đúng, chồng không làm được thì vợ cũng làm được đấy, nhưng 8 tháng đi làm trở lại sau sinh, vợ chẳng cần áp dụng bất kì một biện pháp giảm cân nào như những bà mẹ khác mà vẫn sút được 5kg. Và chồng thì mỗi khi nhà hết gạo vẫn réo vợ: “Em ơi nhà hết gạo rồi!”.
Cả
nhà mình sống vào đồng lương của vợ, vì thế các khoản chi tiêu vợ phải
căn ke đong đếm từng li từng tí. Chắc hẳn chồng không vui khi sinh nhật
chồng mà vợ chẳng có bất cứ khoản nào để chồng cùng anh em bạn bè liên
hoan. Chắc chồng càng không vui khi khoản tiêu vặt vợ đưa cho chồng để
trà nước ít ỏi đến đáng thương. Chồng cũng không thoải mái khi đi đâu vợ
toàn bắt nhà mình đi xe bus chứ không được đi taxi nhỉ. Vợ cũng không
hề vui chút nào đâu, nhưng chồng có một lần thử nghĩ, tại sao lại như
thế không? Chồng luôn nói thích vợ lúc nào cũng vui vẻ, cười tươi như
hồi yêu nhau. Vợ cũng thích vậy lắm, có ai muốn mình suốt ngày cau có, ủ
rũ, suy tư chứ? Nhưng nếu chồng phải gánh gánh nặng kinh tế cả gia đình
trên vai mà đồng lương làm ra thì có hạn, chồng có vô tư vui cười được
không?
Vợ chồng mình thì thế nào cũng được,
nhưng con ốm sốt, đi viện cũng chẳng có đồng nào trong ví, thế mà chồng
vẫn hồn nhiên dựa vào vợ được. Bàn tay vợ bé nhỏ lắm, chẳng đủ sức chèo
chống được mãi đâu. Nếu cứ như thế này, vợ sợ đến 1 ngày vợ sẽ buông tay mất thôi…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét