Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

KHÔNG NÊN MUA SAO TỎA SÁNG TẠI WORLD CUP

Đã có không ít CLB lớn săn hàng “hot” từ World Cup. Nhưng rồi, chỉ sau một thời gian ngắn, họ mới hiểu được trái đắng là thế nào. Rất nhiều món hàng hớ ra đời khi những tuyển trạch viên bị lóa mắt vì xem World Cup.
BÀI HỌC TỪ QUÁ KHỨ
Rất nhiều HLV và các nhà tuyển dụng xem World Cup như là bàn đạp, môi trường lý tưởng để chiêu mộ một ngôi sao sáng. Bởi theo họ, một cầu thủ đủ bản lĩnh tỏa sáng tại một giải đấu lớn như thế, thì chẳng có lý do nào không thành công tại CLB. Từ lý do ấy, sau khi World Cup 2010 tại Nam Phi khép lại, một loạt vụ chuyen nhng đáng chú ý đã xảy ra, mà tâm điểm đều là những cầu thủ gây ấn tượng mạnh tại giải đấu này.
Guillermo Ochoa vẫn đang thất nghiệp sau khi Ajaccio phải xuống hạng
Manchester United mua bằng được Chicharito của Mexico. Barca chẳng tiếc của mua Ibrahim Afellay (Hà Lan),… Và đình đám hơn cả là Tottenham. Đội bóng lúc bấy giờ được dẫn dắt bởi HLV lão luyện Harry Redknapp đã mang về sân White Hart Land 4 tân binh chơi ấn tượng ở World Cup 2010: Rafael van der Vaart (Hà Lan), Steven Pienaar, Bongani Khumalo (cùng của Nam Phi) và Sandro (Brazil). Nhưng tất cả đều là những bản hợp đồng đáng thất vọng, trừ Van der Vaart
Theo video bong da, bản thân Spurs cách đây 20 năm cũng từng bị lóa mắt tại VCK World Cup diễn ra trên đất Mỹ. Sự xuất hiện của 3 ngôi sao tại USA 1994, gồm tiền đạo Juergen Klinsmann (Đức) và bộ đôi sáng giá Ilie Dumitrescu - Gheorghe Popescu (Romania) ở Tottenham như một cơn địa chấn tại Premier League lúc bấy giờ. Song, cũng chỉ có Klinsmann bùng nổ trong màu áo Spurs với 20 bàn thắng sau 41 trận ở mùa 1994/95. Năm 1998, Newcastle mua Stéphane Guivarc’h ngay sau khi World Cup khép lại, nhưng anh cũng chỉ ra sân 4 trận và ghi vỏn vẹn 1 bàn thắng rồi bị đẩy sang Rangers ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Vụ M.U mua Kleberson sau World Cup 2002 cũng là một ví dụ điển hình khác…
KHÔNG NÊN MUA SAO TỎA SÁNG TẠI WORLD CUP
Thế nên, Liverpool cũng đừng tìm mọi cách mua về Xherdan Shaqiri khi người hùng của ĐT Thụy Sỹ hiếm khi được ra sân tại Bayern Munich mùa trước; Arsenal và M.U cũng không nên quá điên cuồng vì thương vụ Alexis Sanchez bởi trước khi tỏa sáng trong màu áo ĐT Chile, anh chẳng được Barca đánh giá cao; rồi Marseille cũng đừng cố gắng chèo kéo Guillermo Ochoa - người nhện của Mexico nhưng vẫn đang thất nghiệp sau khi chia tay Ajaccio (đội bóng này bị rớt hạng khỏi Ligue 1). Thậm chí, Barca đã có thủ thành Claudio Bravo của Chile…
Bởi, họ chỉ là những ngôi sao tỏa sáng ở giải đấu chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng và độ rủi ro trong những thương vụ này là quá cao, đôi khi các CLB phải trả những cái giá quá đắt. Thông thường, quy trình chọn một cầu thủ của mỗi đội bóng đều rất khắt khe. Các tuyển trạch viên phải quan sát trực tiếp “mục tiêu” của mình nhiều lần, phân tích điểm mạnh yếu của cầu thủ rồi gửi báo cáo về cho HLV và BHL trong vòng từ vài tháng tới một năm.
Thế nhưng, khi có World Cup (hay cả EURO), thì quy trình ấy bị phá bỏ. Họ thậm chí chỉ tập trung vào việc tranh giành những “ngôi sao 1 tháng” trong tháng Hè còn lại, mà quên đi mất rằng, nhiều khả năng mục tiêu của mình chỉ đạt phong độ nhất thời, chứ khi về CLB đá “trường kỳ kháng chiến” lại chưa chắc đã hay, thậm chí có thể chỉ là hàng cần thanh lý, là chân gỗ, là hàng thải… Nhiều bài học nhỡn tiền, song các CLB và nhiều HLV vẫn bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của các “trung tâm môi giới ngôi sao 1 tháng”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét